Khám phá nét đẹp văn hóa làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Đà Nẵng không chỉ hấp dẫn khách du lịch bởi những cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bởi sự thân thiện và cởi mở của người dân địa phương. Sở dĩ, sự hiếu khách của người Đà Nẵng đến từ truyền thống và nét văn hóa đặc trưng. Một chuyến đi đến các làng nghề truyền thống của thành phố sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị. Do đó, giúp du khách hiểu hơn về con người và mảnh đất nơi đây. Hãy cùng Khám Phá Đà Nẵng khám phá nét đẹp của một trong những làng nghề truyền thống ấy, làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng.

Vị trí địa lý của làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Từ trung tâm thành phố, di chuyển thêm khoảng 14 kilomet về hướng Tây Nam, du khách sẽ đến được làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng. Làng nghề truyền thống này thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa vang, thành phố Đà Nẵng. Sông Cẩm Lệ khi chảy qua địa phận xã Hòa Tiến, đã bồi đắp nên một vùng đồng bằng màu mỡ. Từ đó, làng chiếu Cẩm Nê được hình thành trong điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng.

làng chiếu cẩm nê đà nẵng
làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa vang, thành phố Đà Nẵng

Nguồn gốc của làng chiếu Cẩm Nê

Là một làng nghề truyền thống của Đà Nẵng, nhưng làng chiếu Cẩm Nê lại xuất phát từ vùng đất Thanh Hóa. Dựa theo lời kể của những người lớn tuổi trong làng, nghề chiếu có nguồn gốc từ Hằng Hóa, Thanh Hóa.

Vào thế kỷ mười lăm, sau khi giành chiến thắng tại Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tôn sáp nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam – Đà Nẵng. Cũng chính lúc đó, sự giao thoa đã mang nghề chiếu đến với làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng. Sau bao nhiêu biến cố lịch sử đã xảy ra, làng chiếu Cẩm Nê vẫn tồn tại bền bỉ. Dù cho bị bao cuộc chiến tranh tàn phá khiến người dân phải ly tán. Hay sự cạnh tranh khốc liệt khi chiếu chất liệu nilon xuất hiện. Thậm chí sự khan hiếm, thiếu hụt cây cói chiếu thường xuyên xảy ra. Và cả những người đã bỏ làng đi kiếm sống nơi xa. Sau cùng, với sự kiên trì và tình yêu đối với truyền thống, những người ở lại vẫn giữ được nét văn hóa địa phương của mình.

Làng chiếu cẩm nê Đà Nẵng
Nghề chiếu có nguồn gốc từ Hằng Hóa, Thanh Hóa

Đọc thêm: Khu Du Lịch Sinh Thái Ngầm Đôi

Nét độc đáo của làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Công đoạn nhuộm màu và phơi khô sợi lác trước khi mang vào dệt chiếu. Vào thời nhà Nguyễn, chiếu hoa của làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng đã từng được hiện diện trong các hội triều. Đồng thời, cũng vào khoảng thời gian này, các nghệ nhân của làng đã từng được các triều đại vua sắc phong và ban thưởng. Vậy điều gì làm nên nét độc đáo của chiếu Cẩm Nê?

Nét đẹp làm nghề truyền thống tại Làng Chiếu Cẩm Nê

Bìa chiếu

Điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy chính là chất lượng của bìa chiếu Cẩm Nê. So với các sản phẩm chiếu khác, bìa chiếu ở đây dày hơn. Đồng thời, nghệ nhân thường rất cẩn thận khi chọn sợi và dệt để đảm bảo bìa chiếu bền và êm lưng. Đây là kỹ thuật rất riêng chỉ có người làm chiếu ở Cẩm Nê mới có thể thực hiện được.

Khám phá nét đẹp văn hóa làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Hoa văn trên chiếu

Có hai loại chiếu chủ yếu do người Cẩm Nê dệt nên. Đó là chiếu trơn và chiếu hoa.

Chiếu trơn

Chiếu trơn là loại chiếu được làm từ sợi nguyên gốc. Không có công đoạn tẩy hoặc nhuộm màu đối với sợi lác này. Sợi lác thường đợi phơi khô vừa đủ để có thể ửng lên màu xanh. Sau khi dệt xong, chiếu sẽ được đem đi phơi nắng. Đó cũng chính là nguyên nhân vì sao chiếu trơn thường láng bóng. Hơn nữa, tác dụng của ánh nắng giúp sợi lác và đay giòn hơn.

Những phần thừa ra cũng vì thế mà dễ cắt đi. Sợi lác trơn thường dài và nhỏ mới có thể làm nên sản phẩm đẹp. Những chiếc chiếu trơn làm từ sợi lác to và chắp nối thường có giá bán rẻ hơn rất nhiều bởi chất lượng không tốt bằng.

Đọc thêm: Cá chép hóa rồng – Biểu tượng mới của thành phố Đà Nẵng

Khám phá nét đẹp văn hóa làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Chiếu hoa

Loại thứ hai là chiếu hoa. Chiếu hoa ở làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng được làm rất công phu và tỉ mỉ. Những hoa văn trên chiếu, khác với làng chiếu khác, không phải được dùng khuôn để in lên.

Trên thực tế, những hoa văn đó được sắp xếp lúc dệt mà hình thành. Sợi lác được lựa chọn phải đủ tiêu chuẩn để có thể chịu được các công đoạn tẩy và nhuộm màu. Sau đó được phơi khô và dùng để dệt chiếu hoa. Người cầm khổ dệt chiếu đóng vai trò rất quan trọng trong việc sắp xếp hoa văn sản phẩm.

Ngoài ra, sự tỉ mỉ còn thể hiện ở khâu mắc cửi. Cửi được mắc đơn hay kép, mặt cửi chạm nổi hay chìm. Đồng thời, âm dương được sắp xếp như thế nào. Từ đó, có thể điều khiển để hoa văn được thể hiện đẹp nhất trên mặt chiếu. Người cầm khổ dệt chiếu, tức người ngồi ngồi trên, được ví như một họa sĩ. Nguyên vật liệu sáng tạo chính là sợi lác và khung cửi. Trong đầu họ phải có sự sắp xếp rõ ràng các sợi lác.

Hình dung lác kết hợp như thế nào với sợi đay trên khung cửi. Sau đó để tay cầm khổ dệt điều khiển các sợi đay và lác nâng lên đè xuống. Từ đó mới tạo được sự ăn khớp và hoa văn trên mặt chiếu sẽ đẹp hơn.

Khám phá nét đẹp văn hóa làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Khổ dệt và thoi dệt

Một công đoạn không kém phần quan trọng trong việc sản xuất ra một chiếc chiếu ở Cẩm Nê chính là chọn cây làm khổ dệt và thoi dệt. Cây được chọn phải đảm bảo ba tiêu chí, thẳng, nhẹ và bền. Khổ dệt (go dệt) và thoi dệt ở Cẩm Nê thường được làm từ cây cau già.

Mỗi chiếc chiếu hoàn thiện yêu cầu ít nhất hai người tham gia công đoạn làm go, thoi và dệt chiếu. Một người giữ go, một người cầm thoi thì chiếc chiếu mới đều và thẳng. Trong vòng mười giờ, hoặc dài hơn, hai người có thể dệt được một cặp rưỡi hoặc hai cặp chiếu. Có thế mới thấy, công việc làm chiếu không hề đơn giản nhưng thu nhập lại không cao. Đó cũng chính là lý do người dân địa phương bỏ xứ đi tìm miền đất mới với nhiều hứa hẹn hơn.

Khám phá nét đẹp văn hóa làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng

Tổng kết

Làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng sẽ không mang lại không gian sôi động, rộn ràng của làng nghề truyền thống. Ngược lại, du khách sẽ được hòa mình và không gian đơn sơ và yên bình. Một phần cũng chính vì số lượng hộ gia đình còn duy trì nghề chiếu không nhiều. Tham quan và lan truyền hình ảnh nghề chiếu Cẩm Nê sẽ góp một phần vào việc duy trì làng nghề truyền thống này như một nét đẹp đơn sơ và bình dị của Đà Nẵng.

Đọc thêm: Giá vé các điểm tham quan, du lịch Đà Nẵng, Hội An 2023

admin

Related post

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *